Khi xây nhà nên giao toàn bộ từ A tới Z cho đơn vị thiết kế thi công hay nhất thiết phải bàn bạc với các thành viên trong gia đình trước?
Xây nhà không chỉ đơn thuần là thay đổi không gian sống mà còn là yếu tố và cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Người Á Đông nói chung luôn có xu hướng lưu trú quây quần và gắn bó nhiều trong không gian sống hơn so với cư dân của các nước phương Tây. Hình ảnh gia đình quây quần trong không gian sinh hoạt chung luôn là bức tranh tình cảm ấm áp trong văn hóa Việt.
Nói như thế để thấy rằng việc xây mới một ngôi nhà vô cùng quan trọng đối với từng thành viên. Việc này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức chuẩn bị, để chủ nhân những ngôi nhà được hài lòng và có thể gắn bó lâu dài trong không gian sống của mình. Thế nên trước khi xây nhà, bạn cần tiến hành những bước chuẩn bị như sau để việc xây nhà được hoàn thiện như mong đợi:
1. Họp mặt các thành viên trong gia đình
Trước khi xây nhà, nên bàn thảo và lấy ý kiến của mọi người trong gia đình để cùng thống nhất đưa ra quyết định chung về hình ảnh mới cho không gian sống mới. Các vấn đề cần đưa ra bàn thảo bao gồm: Nên sửa chữa nhà thế nào? Làm thế nào để phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng của các thành viên trong gia đình, cân bằng ý kiến để đảm bảo ngôi nhà tương lai đem lại niềm vui và hạnh phúc cũng như tiện ích về không gian cho tất cả các thành viên.
Việc đồng nhất ý kiến cũng giúp giảm thiểu thời gian làm việc với các đơn vị thiết kế và nhà thầu về sau, tránh tình trạng ngưng trệ và sửa đổi theo nhiều ý kiến khác nhau từ các thành viên trong gia đình
Việc thiết kế nhà theo nhu cầu sử dụng, phong cách như thế nào cần được bàn thảo kỹ với các thành viên trong gia đình để tránh rắc rối về sau.
2. Xác định rõ nhu cầu xây dựng
Đây là một trong những động thái hầu hết mọi người hay bỏ sót. Nhu cầu của mỗi gia đình vào từng mốc thời điểm khác nhau sẽ khác nhau. Ví dụ nhu cầu ban đầu là nâng cấp không gian sống hiện tại vì nhà đã quá cũ kỹ hoặc xuống cấp, nhưng sau đó lại thêm nhu cầu về một không gian yên tĩnh để nghỉ hưu, nghỉ dưỡng, hoặc xây nhà để cải thiện và mở rộng không gian sống cho các thành viên, xây mới để đón chào những thành viên mới…
Bạn nên xác định rõ về nhu cầu xây dựng trước khi gặp kiến trúc sư hoặc đơn vị tư vấn thiết kế. Dựa vào đó, họ có thể giúp bạn thể hiện hết tâm tư nguyện vọng trong việc phác thảo không gian sống mới.
3. Dự trù khả năng tài chính
Bạn quyết định sử dụng bao nhiêu tiền cho việc đầu tư thay đổi không gian sống mới? Thời gian bạn cần hoàn tất công trình là bao lâu để ấn định thời điểm thích hợp bắt đầu sống trong ngôi nhà mới?
Thông thường mọi người đều muốn hoàn tất công trình trước Tết Nguyên đán, để gia đình cùng chào đón năm mới trong không gian mới. Vì vậy bạn nên tiến hành giai đoạn chuẩn bị vào 2 thời điểm trong năm. Một là vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4. Sau khi hoàn tất kế hoạch chuẩn bị và thiết kế 3 tháng, bắt đầu khởi công và hoàn thiện mất 6 tháng hoặc lâu hơn tùy theo độ phức tạp của công trình. Hai là bàn thảo vào tháng 10 rồi hoàn tất các khâu chuẩn bị trước Tết. Ra Tết sẽ bắt đầu thi công. Việc dự trù kỹ càng sẽ đảm bảo được thời gian thi công cũng như chất lượng công trình.
4. Phong thủy
Dựa theo tập quán của người Á Đông, chủ nhà thường bố trí và xem phong thủy để việc làm ăn kinh doanh được khấm khá, cũng như sức khỏe các thành viên trong gia đình được đảm bảo. Việc này được xem là một trong những bước quan trọng quyết định thời điểm khởi công và ảnh hưởng đến kết cấu căn nhà tương lai.
Vì vậy bạn nên xem phong thủy trong giai đoạn chuẩn bị xây nhà, trước khi gặp kiến trúc sư. Phong thủy sẽ có thể can thiệp sâu vào việc xác định thời gian, phương hướng cũng như những yếu tố sơ bộ về kết cấu, dựa trên cơ sở này bạn mới tiếp tục làm việc với kiến trúc sư và nhà thầu. Bạn nên xác định những yếu tố phong thủy trước khi xây dựng, nhằm tạo mối quan hệ tốt giữa các bên, tránh việc thay đổi công trình khi hoàn tất cục bộ hoặc toàn phần, làm giảm chất lượng và tuổi thọ công trình về sau.
5. Chuẩn bị ý tưởng phác thảo cho phong cách sống mà bạn yêu thích
Quá trình này, bạn có thể tự do tham khảo hoặc lắng nghe ý thích từ người thân hoặc bạn bè.
Thực tế một số gia chủ luôn thích góp nhặt từng yếu tố từ nhiều nơi khác nhau để biến thành cái của mình. Song bạn nên thận trọng với điều này, kinh nghiệm thực tế cho thấy, viêc pha trộn nhiều phong cách khiến bố cục không gian mất cân đối và hợp lý cũng như khả năng hình dung về ngôi nhà tương lai không rõ ràng. Điều này sẽ khiến không gian sống trở nên rối rắm, thiếu tính hợp lý và mất mỹ quan. Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia xây dựng, kiến trúc sư và đơn vị thiết kế. Họ sẽ tư vấn giúp bạn vừa cân bằng được sở thích, vừa thể hiện được phong cách nhưng vẫn đạt được tính an toàn, hợp lý và mỹ quan đô thị.
Toàn bộ quá trình chuẩn bị đến việc tìm đơn vị tư vấn và hoàn tất bản vẽ sơ bộ thường mất thời gian trung bình là 3 tháng. Sau đó bạn có thể xin giấy phép xây dựng. Khi hoàn thiện phần giấy phép, đơn vị thiết kế sẽ lên bảng vẽ kết cấu chi tiết, dự toán công trình và bảng vẽ nội thất 3D cho ngôi nhà. Bạn đừng quên bàn với kiến trúc sư về việc lựa chọn nguyên liệu cho phần nội thất để đạt được sự ưng thuận thống nhất giữa các bên.
Gặp nhà thầu xây dựng là bước sau cùng trước khi khởi công. Việc hiểu rõ quy trình sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt, hiểu rõ trách nhiệm của từng bên trước khi bắt tay vào xây dựng ngôi nhà tương lai của bạn. Chúc các bạn sẽ có được ngôi nhà đẹp và không gian sống như ý.
>> Mẫu nhà đẹp
Khám phá các bước lập kế hoạch xây nhà
Trước khi xây nhà thì việc lập kế hoạch là vô cùng quan trọng bởi nó quyết định trực tiếp đến các vấn đề phát sinh và ảnh hưởng đến quá trình xây nhà sau này.
Lập kế hoạch xây nhà giúp cho chủ nhà có thể tính toán được các vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng và thi công ngôi nhà sau này đồng thời đảm bảo công trình được xây dựng đúng như mong muốn, phù hợp với sở thích và điều kiện kinh tế của chủ nhà. Để có thể có một bản kế hoạch xây nhà hoàn hảo, bạn cần phải phân tích các vấn đề sau.
Xác định mục tiêu nhu cầu sử dụng
Đầu tiên, bạn cần nghiên cứu và xác định chính xác mục tiêu sử dụng của ngôi nhà mà mình đang có dự định xây dựng, nó được dùng để ở, để ở kết hợp kinh doanh, để kinh doanh và cho thuê hay được dùng để nghỉ dưỡng. Từ đó có thể xác định được nhu cầu của gia đình về số lượng phòng, diện tích và vị trí các phòng, nội thất và các nhu cầu nâng cao khác như hồ bơi, nhà kho, gara,…Thêm vào đó cần xác định nhu cầu và dự tính cho tương lai như khi gia đình có thêm người. VD : thêm người có cần thêm lầu hay phòng ?
Lời khuyên đưa ra là bạn cần tham khảo ý kiến của các thành viên trong gia đình trước khi quyết định đồng thời sắp xếp thứ tự ưu tiên theo các nhu cầu và mục tiêu sử dụng của gia đình, ghi lại các thông tin thiết kế để sau này làm việc với kiến trúc sư.
Tổng quát về quá trình xây nhà: Bao gồm có 6 bước như sau:
Trong quá trình xây nhà thì bước đầu tiên chủ nhà cần quan tâm là lập kế hoạch xây nhà cho hợp lý và chu đáo, đảm bảo công trình xây dựng đúng như mong muốn, ý thích và điều kiện kinh tế của gia đình. Song song đó , cần tìm hiểu thủ tục xây dựng và hoạch định tài chính rõ ràng cho việc xây nhà.
Tiếp theo là chọn lựa và bàn bạc, trao đổi của các chuyên gia về xây dựng như kiến trúc sư, nhà thầu xây dựng để có bản thiết kế chi tiết và kế hoạch xây dựng ngôi nhà phù hợp.
Bước tiếp theo là lựa chọn vật liệu xây dựng đảm bảo chất lượng, phù hợp với tình hình tài chính của chủ nhà.
Sau khi chọn lựa được vật liệu xây dựng phù hợp thì bắt đầu xây dựng phần thô hay còn gọi là khung của ngôi nhà gồm đổ bê tông (sàn, dầm, cột) và xây tường.
Tiếp theo là giai đoạn hoàn thiện ngôi nhà để có thể đi vào sử dụng
Cuối cùng là kiểm tra, nghiệm thu chất lượng công trình đồng thời làm thủ tục hoàn công để nhận sổ hồng.
Dự tính chi phí và kế hoạch tài chính
Dự tính chi phí và kế hoạch tài chính là bước vô cùng quan trọng để bạn và gia đình hạn chế đối diện với các chi phí phát sinh trong quá trình xay dựng đồng thời không làm ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính hiện tại của gia đình bạn và đảm bảo tiến độ công trình.
Chi phí xây nhà gồm hai loại là chi phí xây dựng cơ bản, trong đó có xây dựng phần thô, phần hoàn thiện và phần nhân công cùng với đó bạn phải ước tính chi phí trang trí nội thất cho ngôi nhà.
Tham khảo bảng dự tính chi phí phần thô tại đây
Lưu ý để có phương án tài chính phù hợp, bên cạnh số tiền bạn và gia đình tích góp được, nếu không đủ tiền thì bạn có thể vay từ họ hàng, người thân, bạn bè đồng thời có thể vay tài chính từ bên ngoài, mà cụ thể là ngân hàng bằng hình thức tín chấp hoặc thế chấp chính căn nhà đó nếu bạn có thể đảm bảo hoàn trả được trong một khoảng thời gian không lâu sau khi xây nhà.
Tuy nhiên trong quá trình xây dựng luôn có xu hướng phát sinh so với chi phí ước tính, vì vậy bạn nên dự trù thêm từ 10 - 30% để yên tâm hơn khi trao đổi nhu cầu của mình với kiến trúc sư thiết kế và nhà thầu thi công.
Tìm hiểu về thủ tục xây dựng: Thủ tục xây dựng ngôi nhà gồm 3 bước chính:
• Thứ nhất: trước khi xây dựng bạn cần xem xét các yếu tố pháp lý liên quan đến hiện trạng căn nhà như quyền sở hữu nhà và sở hữu đất, vấn đề quy hoạch khu vực, quy định của địa phương,…
• Thứ hai: trong quá trình xây nhà, bạn phải lập hồ sơ xin phép xây dựng cùng bản vẽ xin phép xây dựng. Trong bước này cần lưu ý đến thời gian gia hạn bởi sau 12 tháng có giấy phép xây dựng nhưng công trình chưa khởi công thì bạn phải xin gia hạn xây dựng.
• Bước thứ ba: là nộp hồ sơ hoàn công (hay hoàn thành thi công) tại cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ gia hạn phải gồm đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng và bản chính giấy phép xây dựng được cấp trước đó. Hãy tham khảo với KTS và nhà thầu của bạn vì thông thường họ sẽ chịu trách nhiệm cho phần giấy phép xây dựng này.
Thời gian xây nhà
Xem xét thời gian xây nhà là cần thiết, bạn cần xác định thời gian dự kiến của quá trình xây nhà từ khi thi công đến lúc bàn giao nhà mất bao lâu để có kế hoạch đàm phán với nhà thầu xây dựng sau này, tuy nhiên tiến độ công trình có thể xê dịch đôi chút. Đồng thời nên chọn thời điểm nào để xây nhà là phù hợp, thông thường mọi người thường quan niệm xây nhà vào mùa khô tốt hơn bởi tiến độ thi công nhanh hơn, tuy nhiên lại khó đạt chất lượng chuẩn bởi mặt kết cấu bê tông dễ bị nứt do nở nhiệt nếu không bảo dưỡng tốt. Trong khi đó, mùa mưa sẽ có chất lượng thi công tốt hơn nhưng chi phí thi công lại cao hơn và công việc hay bị gián đoạn do mưa nên thời gian thi công lâu hơn. Chính vì vậy mà chủ nhà nên cân nhắc ưu, nhược điểm của loại hình thời tiết để chọn lựa thời điểm thi công phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.
+ Xây nhà dự kiến trong bao lâu : thông thường lập kế hoạch xây nhà đến lúc xây khoảng 6 tháng – 1 năm, tuỳ vào diện tích và nhu cầu mà thời gian xây nhà (có thể kéo dài từ 3 -6 -12 tháng)
Chú ý đừng kéo dài thời gian quá lâu có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí và xảy ra nhiều phát sinh khác.
+ Thời điểm để xây nhà/ các mùa xây dựng: ghi rõ thời điểm thường xây : Cuối năm , hoặc ngay sau Tết
Lập kế hoạch xây nhà chu đáo, nhất quán để hiệu quả nhất!
Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế, ai xây nhà cũng đều cân nhắc, tính toán kỹ để chi phí không phát sinh quá mức dự kiến. Vậy trên thực tế, nên tiết kiệm ở khâu nào và quản lí chất lượng ra sao để không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình?
Phải có kế hoạch chu đáo và nhất quán
Xây nhà là một quá trình phức tạp và những chủ nhà chưa có kiến thức thường gặp khó khăn khi dụng phải những sự cố phát sinh chi phí ngoài ý muốn. Chị Hồ Thanh Loan, chủ nhà ởȠVĩnh Long chia sẻ: “ Hồi xây nhà, tui không có kiến thức, cứ chọn đại gạch để làm hầm xí đến chừng đưa vô sử dụng thì nhà vệ sinh không đạt chuẩn, gây bốc mùi khó chịu, bồn rửa chén thì đặt thấp quá, nước từ bồn rửa văng ra ngoài. Vậy là phải đập ra , sửa thêm một lần nữa…”.
Chủ nhà cần dành thời gian trao đổi và thống nhất với nhà thầu trước khi thi công để tránh việc thay đổi kế hoạch so với kế hoạch
Nhiều năm kinh nghiệm làm thầu xây dựng và thi công nhà dân dụng, anh Nguyễn Quốc Cảnh, nhà thầu ở thành phố Bạc Liêu khuyên chủ nhà nên chủ động hơn trong việc lập kế hoạch và giám sát quá trình thi công ngôi nhà của mình, anh nói: “Chủ nhà cần có sự chuẩn bị chu đáo ngay từ bản vẽ, tránh làm xong không ưng ý lại phải đập đi sửa lại. Ví dụ, chủ nhà cần hình dung cụ thể nhu cầu sử dụng nhà ở của các thành viên trong gia đình, xác định số lượng phòng, diện tích và vị trí các phòng, không gian dự trữ. Rất mất thời gian và tốn kém…”.
Tại cuộc thi “Chiếc Bay Vàng 2014” do Công ty Xi măng Holcim tổ chức tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhà thầu Phạm Hòa với kinh nghiệm làm nghề 15 năm khẳng định: thay vì cắt xén chi ly từng hàng mục công trình, chủ nhà cần dành thời gian trao đổi và thống nhất với nhà thầu về kế hoạch xây nhà, xây như thế nào, yêu cầu chất lượng ra sao để tránh việc thay đổi kế hoạch so với bản vẽ. Ngoài ra cần giám sát kỹ và nghiệm thu từng giai đoạn xây dựng thì sẽ tránh được chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng.
Chọn vật liệu xây dựng bền tố
Bên cạnh khâu quản lý, lập kế hoạch cụ thể, chủ nhà cần tìm hiểu vật liệu xây thô, vật liệu hoàn thiện gồm những gì, chất lượng ra sao. Khi mua vật tư, chủ nhà nên tham khảo bạn bè, người quen, học hỏi kinh nghiệm những người đã từng xây dựng nhà , chọn cho mình một nơi mua vật liệu đáng tin cậy, tránh mua phải hàng kém chất lượng. Việc tìm hiểu và lựa chọn vật liệu xây dựng bền tốt sẽ là giúp chủ nhà tiết kiệm chi phí sửa chữa về sau.
Anh Nguyễn Tính, một chủ nhà ở khu vực Cà Mau chia sẻ: “Tôi rất kỹ tính trong việc xây nhà, nên cần đảm bảo chất lượng từ trong ra ngoài. Do đó, khi làm việc với nhà thầu tôi yêu cầu chọn sản phẩm tính năng hiệu quả như xi măng Holcim, sản phẩm có tiếng là bền móng, mịn tường”.
Đồng tình với ý kiến của anh Tính, anh Phạm Hòa, nhà thầu ở Châu Đốc, An Giang đã theo nghề 23 năm cho biết rằng bản thân mình rất chú trọng trong khâu chọn vật liệu. Anh chia sẻ: “Tôi luôn tin chọn những vật liệu xây dựng đảm bảo sự ổn định và tính đồng nhất về chất lượng sản phẩm như xi măng Holcim. Theo dõi thực tế tôi thấy xi măng Holcim có thời gian gian đông kết nhanh, tháo ván khuôn nhanh, tiết kiệm thời gian thi công. Với hoạt chất Power-S sẽ giúp nền móng bền chắc, tô trát dễ hơn, bề mặt hoàn thiện láng mịn, ít thấm nước, giảm thiểu các vết nứt và không bị co ngót.”
Như vậy, để tiết kiệm chi phí, cần đầu tư đúng chỗ, chọn vật liệu xây dựng có uy tín để đảm bảo chất lượng công trình, giúp thi công nhanh. Bên cạnh đó chủ nhà nên lập kế hoạch xây dựng cụ thể, chủ động phối hợp với nhà thầu xây dựng và giám sát chặt chẽ quá trình thi công để đảm bảo công việc xây nhà diễn tiến thuận lợi.
Nguồn: http://xaydungnhadep.vn/5-noi-dung-nen-chuan-bi-truoc-khi-xay-nha-321.html